Để tránh quên lịch tiêm vaccine cho con, nhiều phụ huynh chọn dịch vụ tiêm trọn gói
Chiều 20.3, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, phóng viên đã nêu câu hỏi về công tác bảo hộ công dân Việt Nam được giải cứu tại khu vực biên giới Myanmar - Thái Lan. Trả lời câu hỏi này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, các cơ quan chức năng nước này đã thông báo về một số trường hợp công dân Việt Nam đang bị tạm giữ do vi phạm các quy định về xuất - nhập cảnh vào Myanmar sau các đợt truy quét, triệt phá các cơ sở lừa đảo trực tuyến tại khu vực Myawaddy, khu vực này gần biên giới giữa Myanmar và Thái Lan."Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam ở Myanmar đã yêu cầu các cơ quan chức năng sở tại bảo đảm an toàn và điều kiện sinh hoạt cho công dân Việt Nam", bà Hằng nói.Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Bộ Ngoại giao đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong nước để xác minh nhân thân của công dân Việt Nam bị tạm giữ, đồng thời chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam tại Myanmar và Thái Lan tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng của sở tại để kịp thời triển khai các biện pháp bảo hộ, hỗ trợ công dân về nước.Trường THPT nào ở TP.HCM sẽ tuyển sinh lớp 10 tiếng Anh tích hợp?
Theo TechRadar, một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng vừa được phát hiện trong ứng dụng gián điệp Spyzie, đe dọa dữ liệu cá nhân của hàng trăm nghìn người dùng Android và hàng nghìn người dùng iPhone, iPad. Theo các nhà nghiên cứu an ninh mạng, ứng dụng này đã làm rò rỉ hàng loạt thông tin nhạy cảm như địa chỉ email, tin nhắn văn bản, nhật ký cuộc gọi, hình ảnh và nhiều dữ liệu khác.Spyzie thuộc loại phần mềm gián điệp thường được gọi là 'spouseware' - các ứng dụng được cài đặt lén lút trên thiết bị của người khác, thường là bạn đời, con cái hoặc người thân. Mặc dù được quảng cáo là ứng dụng giám sát hợp pháp, nhưng chúng hoạt động trong vùng xám của pháp luật và bị cấm trên các cửa hàng ứng dụng chính thống như App Store và Play Store. Đây không phải là lần đầu tiên các ứng dụng loại này bị phát hiện rò rỉ dữ liệu. Trước đó, các ứng dụng Cocospy và Spyic cũng đã bị phanh phui với những lỗ hổng tương tự. Theo nhà nghiên cứu, có tới 1,81 triệu địa chỉ email của người dùng Cocospy và 880.000 địa chỉ của người dùng Spyic đã bị lộ. Đối với Spyzie, con số này là hơn 510.000 địa chỉ email người dùng Android và dữ liệu nhạy cảm của ít nhất 4.900 người dùng iOS.Các chuyên gia cảnh báo những lỗ hổng này rất dễ bị khai thác và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người dùng. Họ khuyến cáo người dùng nên kiểm tra kỹ lưỡng thiết bị của mình để phát hiện và gỡ bỏ các ứng dụng đáng ngờ.Hiện tại, các nhà điều hành của Spyzie vẫn chưa đưa ra bất kỳ phản hồi nào về vụ việc này.
Nghĩa tình miền tây: Lục bình dân dã thân thương
Theo SCMP, các nền tảng internet lớn của Trung Quốc đã cam kết cải thiện thuật toán sau chiến dịch chấn chỉnh của cơ quan giám sát. Bắc Kinh muốn giải quyết tình trạng lạm dụng công nghệ để đề xuất nội dung trên các ứng dụng và trang web. Cuối tuần trước, Douyin (phiên bản nội địa của TikTok) thuộc ByteDance ra thông báo cho biết sẽ thành lập một trung tâm an toàn trong năm nay để giúp hệ thống đề xuất của họ trở nên minh bạch hơn. Mạng xã hội video cũng cam kết cung cấp nguồn dữ liệu đa dạng hơn, tăng cường giám sát thông tin sai lệch, bạo lực trực tuyến. Cùng ngày, Pinduoduo, ứng dụng mua sắm giá rẻ do PDD Holdings - chủ sở hữu Temu - điều hành, cũng cho biết đang "tích cực xây dựng hệ sinh thái lành mạnh hơn" để ngăn chặn tình trạng "phân biệt giá dựa trên dữ liệu lớn". Mạng xã hội Xiaohongshu được ví như Instagram Trung Quốc đăng thông báo, mời gọi người dùng tìm hiểu về cách thức hoạt động của thuật toán. Nền tảng cũng lưu ý mọi người có thể tắt các đề xuất cá nhân hóa bất kỳ lúc nào. Công ty cho biết đang thu thập ý kiến công khai về cách cải thiện thuật toán của nền tảng.Động thái này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc phát động chiến dịch kéo dài ba tháng, từ cuối tháng 11.2024, để giải quyết các vấn đề nhức nhối liên quan đến thuật toán. Gần đây, người dùng Trung Quốc liên tục than phiền về hiện tượng bị thao túng bởi thuật toán. Nhiều người bị cô lập bởi nội dung, số khác cho biết không được đối xử công bằng về giá các mặt hàng trên cùng một nền tảng. Nguyên nhân chủ yếu nằm ở việc các thuật toán sẽ dựa trên thông tin cá nhân người dùng để đề xuất giá bán, nội dung một cách linh hoạt, thay vì bán đúng giá gốc. Điều này khiến nhiều người dùng thấy bất bình.Đáp lại phản ứng của người dùng, Bắc Kinh đã phát động một chiến dịch nhằm hạn chế ảnh hưởng của các công ty công nghệ lớn. Cơ quan quản lý muốn các nền tảng điều chỉnh lại thuật toán, điều chỉnh lại các đề xuất "gây nghiện", thao túng các mặt hàng thịnh hành. Chiến dịch còn trấn áp tình trạng định giá, chiết khấu không công bằng, nhắm vào các nhóm nhân khẩu khác nhau. Sau khi điều chỉnh, các thuật toán phải đảm bảo "nội dung lành mạnh" cho cả người già và trẻ em. Cơ chế đánh giá thuật toán, hệ thống quản lý bảo mật dữ liệu cũng sẽ được giám sát chặt chẽ.
Reuters hôm 29.1 dẫn báo cáo của Bloomberg cho thấy các nhà nghiên cứu an ninh của Microsoft đã phát hiện vào mùa thu năm ngoái, một số cá nhân bị nghi ngờ có liên hệ với DeepSeek đã đánh cắp một lượng lớn dữ liệu của OpenAI thông qua việc sử dụng giao diện lập trình ứng dụng (API) của công ty Mỹ.API là phương thức chủ yếu để các nhà phát triển phầm mềm và kinh doanh mua dịch vụ của OpenAI.Microsoft, nhà đầu tư lớn nhất của OpenAI, đã thông báo với công ty về hoạt động đáng ngờ từ nhóm có liên hệ với DeepSeek.DeepSeek, công ty khởi nghiệp AI chi phí thấp của Trung Quốc, hôm 27.1 là nguyên nhân đằng sau đợt bán tháo cổ phiếu công nghệ khi công cụ trợ lý AI miễn phí của DeepSeek là R1 vượt qua ChatGPT của OpenAI trên cửa hàng ứng dụng Apple.Một ngày sau, ông David Sacks, người đứng đầu cơ quan quản lý AI và tiền điện tử của Nhà Trắng, đã nói với Đài Fox News rằng "có thể" DeepSeek đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ.Theo ông Sacks, có bằng chứng đáng kể để nghi ngờ DeepSeek đã rút tỉa kiến thức từ các các mô hình của OpenAI.Về thông tin điều tra do Microsoft và OpenAI thực hiện, một người phát ngôn của OpenAI cáo buộc phía Trung Quốc liên tục tìm cách sao chép các mô hình AI của những công ty Mỹ hàng đầu trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, đại diện OpenAI không đề cập tên DeepSeek hoặc bất kỳ cái tên cụ thể nào khả nghi nảo khác.Trước đó, sự xuất hiện của mô hình AI R1 giá rẻ và hiệu quả đến từ DeepSeek đã buộc Tổng giám đốc OpenAI Sam Altman phải lên tiếng. Ông thừa nhận R1 là một đối thủ đáng gờm, đồng thời khẳng định OpenAI sẽ sớm tung ra những mô hình AI mạnh mẽ hơn.
Trường quốc tế AISVN nghỉ hè sớm vì thiếu giáo viên, không đủ tài chính vận hành
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn